Nhà tuyển dụng cần người thì vẫn cần, người tìm việc thì vẫn cần. Thế nhưng, giữa hai phía vẫn đang có một độ chênh khủng khiếp. Kết quả là, không có cái "lò tuyển dụng" nào chứa hết nổi và lắm lúc, có bằng (cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ đi chăng nữa) rồi cũng chỉ để cho con nghịch đất vì nó chẳng mang lại lợi ích gì cả. Đó là chưa kể, nhiều người còn giấu nhẹm đi băng cấp để có cơ hội đi làm. Công nhân là một ví dụ vì người ta chỉ đòi bằng cấp phổ thông.
Có người thở dài, nhân tài thời nay nhiều gì đâu như lá mùa thu. Ai ai cũng vào đại học, ai ai cũng có bằng cử nhân. Rồi cử nhân cũng lỗi thời, bây giờ là mùa của bằng thạc sỹ. Cứ thế, học nữa, học mãi. Ngày xưa, học, học nữa, học mãi vì cái sự học mang lại niềm yêu thích trong khám phá tri thức và thế giới thì giờ đây học vì chẳng có việc làm, chán chường nên học để giết thời gian. Cả xã hội quăng quật vào học hàm, học vị. Để rồi, con số 72.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp mà Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội vừa đưa ra trong Quý I/2014 khiến bất cứ ai cũng không khỏi giật mình. Học thạc sỹ vì cử nhân không xin được việc làm Trở về từ chỗ dạy thêm, Ninh (25 tuổi, quê ở Sơn Tây, Hà Nội) uể oải dắt xe máy vào phòng rồi cặm cụi nấu cơm ăn. Ninh cho biết: "Đây là năm thứ 6 mình bám trụ ở cái đất này. Tốt nghiệp loại giỏi của trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, cứ nghĩ cơ hội công việc không hẳn đã khó tìm. Thế nhưng, có tìm rồi mới biết. Khó hơn trời. Không biết bao nhiêu bộ hồ sơ đã được rải đi. Không biết bao nhiêu cái lắc đầu của nhà tuyển dụng mà mình đã nhận được. Hơn 1 năm sau khi ra trường, mình mới tìm được một công việc để tạm gọi là "đã đi làm". Thế nhưng công việc nhàm chán, không như mình hình dung, lương ba đồng cọc cạch, chẳng đủ tiền xăng xe. Tháng 2/2013, mình xin nghỉ rồi tìm việc khác và thất nghiệp từ đó đến giờ. Giữa lúc đang chán, để giết thời gian, mình ôn thi và học cao học tiếp. Cuối tuần mình đi dạy vẽ thêm cho các em nhỏ, rảnh rảnh thì cắt may một số đồ handmade để bán qua mạng, trang trải bớt học phí. Nhưng cũng chỉ một phần thôi, bố mẹ mình vẫn phải nuôi. Nói lại thấy buồn". Trường hợp của Ninh không phải là hiếm giữa thời buổi xã hội làm "màu", "thừa thầy thiếu thợ". Số lượng cử nhân, thậm chí thạc sỹ lần lượt nối tiếp nhau tốt nghiệp… cứ gọi là lả tả như lá mùa thu, đếm không xuể. Ai ai cũng cử nhân, ai ai cũng cố học cho được cái bằng gọi là bằng thạc sỹ, sao cho bằng bạn bằng bè, và cũng là để vùi quên những ngày tháng chờ đợi công việc dài cổ. Và trong đám lá mùa thu ấy, số cử nhân, thạc sỹ tốt nghiệp ra trường thất nghiệp cũng tỷ luận thuận với số đầu người ấy. Nhà tuyển dụng cần người thì vẫn cần, người tìm việc thì vẫn cần. Thế nhưng, giữa hai phía vẫn đang có một độ chênh khủng khiếp. Kết quả là, không có cái "lò tuyển dụng" nào chứa hết nổi và lắm lúc, có bằng (cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ đi chăng nữa) rồi cũng chỉ để cho con nghịch đất vì nó chẳng mang lại lợi ích gì cả. Đó là chưa kể, nhiều người còn giấu nhẹm đi băng cấp để có cơ hội đi làm. Công nhân là một ví dụ vì người ta chỉ đòi bằng cấp phổ thông. Lý giải về tình trạng của mình, H (26 tuổi, quê Nghệ An, tốt nghiệp trường ĐH Đà Lạt) kể: "Sau khi ra trường, mình xuống TP.HCM và tìm việc. Gần 20 bộ hồ sơ được rải vào bất cứ vị trí tuyển dụng nào. Thế nhưng, đa số đều không có hồi âm, cho tới 4 tháng sau thì tìm được một công việc tàm tạm. Rồi sau đó, mình nhảy việc liên tục. Vì môi trường không tốt, vì lương thấp, vì không làm được việc.
Đủ thứ lí do thượng vàng hạ cám. Và kết quả là sau đó, CV của mình không khá hơn là bao, vì làm nhiều nghề nhưng kinh nghiệm lại chưa nhiều, kĩ năng cũng không dày lên theo thời gian được. Trường ĐH của mình, học và thi vào thì dễ. Có vẻ như "cưỡi ngựa xem hoa", gì cũng được học nhưng không được học sâu, mỗi thứ một ít. Cái bọn mình thiếu là các kỹ năng, mà kỹ năng thì không được dạy ở trường ĐH. Nhiều lúc cảm thấy mơ hồ lắm. Có một số công ty sử dụng phương pháp tuyển dụng là thường xuyên "thay máu" nhân lực cũ bằng sinh viên mới ra trường, lương thấp hơn, nhiệt huyết hơn, thế nên giai đoạn này thất nghiệp còn khó xin việc lại hơn lúc mới ra trường. Sau khi 'kinh" qua nhiều nghề như biên tập, sales, Pr, bán hàng…, rồi cũng xin nghỉ việc, quyết định đi học đồ họa". 26 tuổi và một sự chọn lựa lại gần như từ đầu với một ngành học lạ hoắc với dân khối C, liệu có mạo hiểm không, H trả lời: "Ngành này được đánh giá là một ngành triển vọng nhưng lại không phải dành cho tất cả mọi người. Học chung với những em 9X, mình cũng cảm nhận được khoảng cách giữa mình và họ. Sự nhanh nhạy, khám phá, đam mê của các em mình không theo kịp. Người ta học vì thích, vì khát vọng, còn mình, học vì áp lực cần một cái nghề, vì đồng lương đủ sống, là thứ mà ngành học của mình không đáp ứng được nên phải "nhảy" ngành. Nói chung, mình cũng không hi vọng gì nhiều". Cần chủ động để thích nghi Không học hành, không bằng cấp thất nghiệp, điều đó thì không nói làm gì. Thế nhưng, tình trạng thất nghiệp hình như đang có xu hướng lan rộng và càng ngày càng hướng đến là các đối tượng có trình độ chuyên môn. Theo thông tin của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, trong quý I/2014, thanh niên từ 20 - 24 tuổi tốt nghiệp CĐ - ĐH trở lên thất nghiệp tới 20,75%. Đặc biệt, có hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, cao gấp 1,7 lần so với cuối năm 2012. Trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, có một nguyên nhân xuất phát từ việc sinh viên của chúng ta hiện nay dường như đổ lỗi cho đường lối giáo dục, cho cơ chế thì nhiều mà tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình thì ít. Chúng ta đã trải qua thời bao cấp, đào tạo nhân lực bao nhiêu thì cung ứng cho thị trường lao động bấy nhiêu. Nếu ráp điều đó vào thời đại bây giờ, với số lượng sinh viên được đào tạo ồ ạt như hiện nay thì biết bao nhiêu công việc mới đủ? Trong khi, cơ cấu nghề nghiệp đang chững lại ở mức ổn định, có phát sinh nghề mới nhưng không đáng kể. Thế giới đang biến động từng ngày và sinh viên không thể cứ giữ tư duy chây ì rằng ra trường thì phải làm đúng ngành, ra trường thì xã hội phân công lao động cho mình.
Thực ra, tấm bằng cử nhân hay tấm bằng thạc sỹ đi chăng nữa, cũng chỉ là một tấm vé để các bạn trẻ đến với cánh cửa tương lai. Nhà trường chỉ là nơi đào tạo trình độ, năng lực nói chung để rồi từ đó, các bạn phải hoàn thiện, thay đổi mình cho phù hợp với yêu cầu hiện tại. Không chỉ thế, với những gì học được, những người có trình độ còn có khả năng thay đổi và chuyển dịch cả cơ cấu kinh tế. Chúng ta hoàn toàn tự chủ và tạo cơ hội được cho chính mình. Cuộc đời là một cuộc chơi công bằng và sòng phẳng. Ai muốn tồn tại được thì phải thay đổi để thích nghi với nó. Ai không thay đổi thì tự mình đào thải chính mình khỏi guồng máy đó.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét