Searching...
Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

[KH-CN] -Hiệp hội Kết nối Mở chuẩn hóa Internet of Things

TTO - Các tập đoàn công nghệ hàng đầu cùng hợp tác xây dựng Hiệp hội Kết nối Mở (OIC), một tổ chức lập ra các tiêu chuẩn đón đầu xu hướng "Internet of Things", kết nối hàng tỷ thiết bị.


Internet of Things, xu hướng mọi vật thế cùng kết nối với nhau đang mở ra một thị trường vô cùng to lớn, thị trường toàn cầu - Ảnh minh họa: Blogspot

Internet of Things (IoT), hay tạm gọi "Internet Vạn vật", nói đến một thế giới "kết nối vạn vật", vượt ra ngoài kết nối phổ thông hiện nay của chiếc máy tính (PC) hay laptop, điện thoại di động, mà nó kết nối từ chiếc máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh cho đến những thiết bị thông minh khác, hay thậm chí là một nhà máy, hay phạm vi một quốc gia.

Trước đó, tại Hội thảo Cisco Innovate 2013 diễn ra vào tháng 3-2013 (TP.HCM), Cisco nâng mức thuật ngữ "Internet of Things" lên "Internet of Everything" (Internet kết nối vạn vật - pv) nhằm nhắc đến một thế giới kết nối mạng Internet bùng nổ trong vài năm tới, bao gồm con người, tiến trình, dữ liệu và vật thể, gia tăng trải nghiệm và tạo ra những khả năng mới.

Cụ thể, những vật thể xung quanh ta như chiếc gối có thể ghi nhận tình trạng sức khỏe và gửi báo cáo đến bác sĩ qua mạng Internet bảo mật.

Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), thị trường Internet of Things (IoT) tạo ra đến 8,9 nghìn tỉ USD vào năm 2020, tăng trưởng 7,9%, với 212 tỉ vật thể kết nối vào cuối năm 2020, trong đó, 30,1 tỉ vật thể kết nối tự động.

Trong khi đó, dự đoán của Cisco lạc quan hơn, cho rằng xu hướng IoE bùng nổ sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mở ra cho từng cá nhân, doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và cả ở phạm vi quốc gia, giá trị ước tính trong giai đoạn từ năm 2013 - 2020 là 14,4 nghìn tỷ USD.


Các giai đoạn bùng nổ những thiết bị kết nối Internet qua các thời kỳ: máy tính cá nhân, thiết bị di động và xu hướng dự đoán trong tương lai. Hiện có 10 tỷ thiết bị kết nối Internet, con số này sẽ tăng nhanh theo từng năm, mở ra một thế giới vạn vật kết nối Internet - Nguồn: Cisco IBSG 2012

* Giải pháp cho ùn tắc giao thông ở đô thị Việt Nam: Liên kết và thông minh

Hiệp hội Kết nối Mở

Hiệp hội Kết nối Mở (Open Interconnect Consortium - OIC) gồm các công ty Intel, Samsung, Dell, Atmel, Broadcom và Wind River thành lập, hướng đến sự liên kết liền mạch từ thiết bị-đến-thiết bị.

Hiệp hội sẽ tìm cách cải thiện khả năng tương tác và xác định các yêu cầu kết nối để đảm bảo khả năng tương tác của hàng tỷ thiết bị dự kiến sẽ hoạt động trực tuyến vào năm 2020 - từ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị gia dụng và các thiết bị đeo được.

Nói cách khác, OIC tập trung vào việc xác định một khuôn khổ truyền thông phổ biến dựa trên các công nghệ tiêu chuẩn, để kết nối không dây và quản lý một cách thông minh lưu lượng thông tin trong các máy tính cá nhân và các thiết bị IoT mới nổi, trên mọi hình thức, hệ điều hành và nhà cung cấp dịch vụ.

Hiệp hội Kết nối Mở (Open Interconnect Consortium - OIC) là một tổ chức phi lợi nhuận ở bang Oregon (Mỹ), được thành lập bởi các công ty công nghệ hàng đầu với mục tiêu xác định các yêu cầu kết nối và đảm bảo khả năng tương tác của hàng tỷ thiết bị tạo nên "Internet Vạn Vật" (Internet of Things - IoT).

Tham khảo thông tin tại www.openinterconnect.org.

Hiệp hội Kết nối Mở (Open Interconnect Consortium - OIC) là một tổ chức phi lợi nhuận ở bang Oregon (Mỹ), được thành lập bởi các công ty công nghệ hàng đầu với mục tiêu xác định các yêu cầu kết nối và đảm bảo khả năng tương tác của hàng tỷ thiết bị tạo nên "Internet Vạn Vật" (Internet of Things - IoT).

Tham khảo thông tin tại www.openinterconnect.org.

Bên cạnh đó, OIC dự định cung cấp các chỉ dẫn kỹ thuật, bổ sung mã nguồn mở và chương trình chứng nhận (certification program) cho các thiết bị kết nối không dây.

Các công ty thành viên sẽ đóng góp phần mềm và kỹ nghệ để phát triển những quy chuẩn kỹ thuật, bổ sung mã nguồn mở, và chương trình chứng nhận (certification program). Tất cả nhằm thúc đẩy sự phát triển của IoT.

Bảng chỉ dẫn kỹ thuật OIC sẽ bao gồm một loạt các giải pháp kết nối, tận dụng các tiêu chuẩn không dây hiện hành và sẽ được thiết kế để tương thích với đa hệ điều hành.

Những tập đoàn đứng đầu các ngành công nghiệp phân khúc theo chiều dọc - từ các giải pháp nhà ở và văn phòng thông minh cho đến các thiết bị tự động và các lĩnh vực khác - sẽ tham gia trong chương trình.

Điều này sẽ đảm bảo cho các thông số kỹ thuật OIC, và triển khai mã nguồn mở sẽ giúp các công ty thiết kế sản phẩm một cách thông minh, quản lý đáng tin cậy, an toàn cũng như giúp cho việc trao đổi thông tin phù hợp với điều kiện thay đổi, năng lượng, băng thông và ngay cả khi không kết nối Internet.

Mã nguồn mở OIC đầu tiên sẽ nhắm đến các yêu cầu cụ thể về giải pháp văn phòng và nhà ở thông minh. Ví dụ, bảng chỉ dẫn kỹ thuật có thể đơn giản hóa việc điều khiển từ xa và nhận thông báo đối với các thiết bị gia dụng thông minh hoặc bảo vệ an toàn điện thoại di động, máy tính bảng và PC.

Đối với người tiêu dùng, các giải pháp này giúp tiết kiệm tiền và năng lượng. Đối với các doanh nghiệp, nhân viên và các nhà cung cấp có thể an toàn cộng tác trong khi tương tác với màn hình và các thiết bị khác trong phòng hội nghị. Bản chỉ dẫn kỹ thuật dành cho các ngành liên quan đến IoT bao gồm ô tô, y tế và công nghiệp phải tuân theo.


Lược đồ của OIC - Ảnh: OIC

Các công ty thành viên bổ sung bao gồm các nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp, dịch vụ, cung cấp giải pháp, các nhà sản xuất chipset.... dự kiến sẽ tham gia OIC trong những tháng tới.

Liên minh AllSeen

OIC không chỉ là Hiệp hội hướng đến "Internet of Things". Vào tháng 12, nhóm các công ty công nghệ gồm Haier, LG Electronics, Panasonic, Qualcomm, Sharp, Technicolor, Silicon Image và TP-LINK cũng tuyên bố thành lập Liên minh AllSeen (AllSeen Alliance). Đến nay, Liên minh này đã có đến 51 thành viên bao gồm Microsoft, cùng phối hợp với dự án nguồn mở AllJoyn của Qualcomm để triển khai khung hạ tầng nền đầu tiên.

Giới chuyên gia công nghệ cho rằng hai hiệp hội cùng hiện hữu có thể dẫn đến một cuộc tranh luận về các tiêu chuẩn IoT trong tương lai. Phía OIC cho biết sẽ chia sẻ các thông số kỹ thuật với những tổ chức khác để thiết lập một giao diện chung cho Internet of Things. IOC nhấn mạnh nền tảng của mình tập trung vào an ninh và xác thực.

Sân chơi rộng lớn

Apple và Google là hai đại diện lớn nhất trên thị trường Internet of Things hiện nay. Google thâu tóm công ty máy điều hòa thông minh Nest với 3,2 tỉ USD và 555 triệu USD cho công ty camera an ninh kết nối không dây Dropcam.

Trong khi đó, tại WWDC 2014 tháng 6 vừa qua, Apple công bố nền tảng nhà thông minh HomeKit, dùng để điều khiển các thiết bị kết nối bên trong ngôi nhà của người dùng.


Ảnh: Wordlresstech

Ngày 15-7, Google Nest và Samsung cùng ARM, Freescale, Big Ass Fans, Silicon Labs, và Yale Security lập ra một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Thread Group, nhằm phát triển một chuẩn không dây mới cho Internet of Things.

Thông cáo từ Thread Group cho biết mục đích của mình nhằm tạo ra Thread, một cổng mạng không dây mới trên nền IP, cho phép các thiết bị kết nối vào mạng mở, an toàn và tiêu hao nguồn năng lượng không dây.


Tủ lạnh thông minh, với nhiều chức năng thông minh và kết nối Internet của Samsung - Ảnh: Ecosalon

Thread sử dụng công nghệ IPv6 (IETF IPv6), IEEE 802.15.4 và 6LowPAN. Google Nest bắt đầu sử dụng một phiên bản của Thread để kết nối các sản phẩm máy điều hòa nhiệt độ, báo khói và carbon-monoxide của mình.

THANH TRỰC


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!