(Ảnh Nóng) - Dù sở hữu lực lượng quân đội không quá mạnh, nhưng Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có sản phẩm quốc phòng xuất khẩu ra nước ngoài.
Sản phẩm quốc phòng của Indonesia chuẩn bị được ký kết hợp đồng là tàu đổ bộ lớp Makassar. Theo Jane’s Defence Weekly (Anh) đưa tin, Myanmar đang tiến hành đàm phán để mua tàu đổ bộ do công ty PT PAL Indonesia đóng mới nhằm tăng cường khả năng vận tải hàng hải quân sự và đổ bộ của hải quân nước này. (Ảnh tronug bài: Tàu đổ bộ KRI Makassar lớp Makassar của Indonesia) Hiện hai bên đã tiến hành thảo luận sơ bộ về việc mua một số lượng nhỏ tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng dựa trên tàu đổ bộ lớp Makassar do PT PAL của Indonesia hợp tác cùng Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering đóng mới đang có trong biên chế Hải quân Indonesia. Trước Myanmar, hồi tháng 6/2014, công ty PT PAL cũng ký hợp đồng cung cấp cho Hải quân Philippines 2 tàu đổ bộ loại này. Makassar là loại tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng được thiết kế bởi Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering, Hàn Quốc. Ban đầu Indonesia đã ký hợp đồng mua 4 chiếc loại này từ Hàn Quốc trong đó 2 chiếc đầu tiên được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Daesun Shipbuilding, 2 chiếc còn lại được đóng mới tại nhà máy đóng tàu PT PAL của Indonesia với sự hỗ trợ từ Daesun. Sau đó PT PAL đã ký thỏa thuận với Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering về việc xuất khẩu cho bên thứ 3 và sẽ được đóng mới tại nhà máy ở Indonesia. Và nếu thương vụ bán tàu Makassar lần này thành công thì Myanmar là quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á (ngoài Indonesia) mua tàu đổ bộ do nước này sản xuất. Tàu đổ bộ lớp Makassar có chiều dài 122 mét, rộng 22 mét, chiều cao tổng thể 56 mét, mớn nước 4,9 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn hơn 7.000 tấn. Tàu đổ bộ lớp Makassar có diện tích mặt boong khá lớn với chiều rộng 6,7 mét, dài 11,3 mét đủ chỗ cung cấp hoạt động cho 5 trực thăng. Nó có thể chở theo 40 xe thiết giáp, 2 xuồng đổ bộ bộ binh, có thể chở theo tối đa khoảng 518 người. Tàu được vũ trang 1 pháo 40mm, 2 pháo 20mm cùng 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không tầm thấp Mistral. Tàu đổ bộ lớp Makassar được trang bị hệ thống động lực CODAD (kết hợp diesel-diesel) 2 trục, tốc độ tối đa khoảng 16 hải lý/h, tốc độ hành trình 14 hải lý/h, phạm vi hoạt động khoảng 10.000 hải lý. Được biết đây không phải là sản phẩm quân sự đầu tiên của Indonesia xuất khẩu ra nước ngoài, trước đó máy bay CN-235 - sản phẩm hợp tác giữa Công ty PT Dirgantara Indonesia (PTDI, Indonesia) và Tây Ban Nha cũng đã được xuất khẩu cho quốc gia thứ ba. Tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Hàn Quốc đã mua của Indonesia 8 chiếc CN-235, ngoài ra Hàn Quốc còn mua 12 chiếc CN-235 sản phẩm của nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA. Ngoài Hàn Quốc và Không quân Indonesia đang sử dụng, đại diện hãng PTDI cho biết đã nhận được những lời quan tâm đặc biệt muốn sở hữu loại máy bay này từ một số quốc gia Đông Nam Á khác. CN-235 là máy bay hạng trung được trang bị những thiết bị sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra và có khả năng kiểm soát một vùng biển rộng lớn. Về vũ khí, CN-235 được trang bị hai hệ thống ngư lôi mk46 hoặc các tên lửa chống hạm Exocet M-39. Những trang bị khác của máy bay gồm hệ thống định vị toàn cầu Trimble TNL7900 Omega, hệ thống phân biệt bạn-thù, camera hồng ngoại phía trước và hệ thống định vị con quay hồi chuyển laser LN92 của hãng Northrop Grumman. CN-235 sử dụng hai động cơ tuabin cánh quạt CT&-9C3, bên cạnh đó nó còn được gắn thêm các cánh nhỏ để tăng độ ổn định. Máy bay CN-235 có trọng lượng cất cánh tối đa 16 tấn, có khả năng bay xa 4.300 km và tốc độ 445 km/h. Các thùng nhiên liệu chứa được 4 tấn nhiên liệu cho phép máy bay tuần tra liên tục trong 10 giờ. (TH) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét