ANTĐ - Đơn giản vì bùn dễ gắn kết với nhau hơn pha lê hay kim cương. Đơn giản, khi ta thấy mình chỉ là bùn, sẽ bớt đi bản ngã, sẽ biết để hợp lại thành sức mạnh...
Chuyện người Việt xưa nay giỏi giang đã được chứng minh trên thực tế. Nhưng chuyện người Việt không thể, hoặc khó lòng hợp tác với nhau để tạo nên những thành công, cũng là một thực tế đáng buồn! Ảnh minh họa Câu chuyện này mang tính ngụ ngôn, nhưng thật đau xót, thấm thía! Vì sao có chuyện này? Vì sao một người Việt thì xuất sắc, nhưng tập hợp lại nhiều người Việt thì lại thất bại? Vì sao 1 người Việt giỏi bằng 3 người Nhật, nhưng 3 người Việt lại không bằng 1 người Nhật? Chắc chắn đó là do sự gắn kết. Khi chúng ta thực sự chân tình gắn kết với nhau, giúp nhau nâng cao hiểu biết, vượt qua khó khăn, xua đi phiền não... thì mới thành công trong cuộc sống. Khi ấy cuộc sống mới thực sự hữu ích và đáng sống. Trong mỗi chúng ta, chưa nói đến Phật tính sẵn có, sẽ có người cho rằng nghe cao siêu, khó với tới, bởi có những thứ đơn giản hơn nhiều. Đơn giản nhưng hiểu được và làm theo được chắc chắn cuộc sống sẽ khác đi, tốt lên rất nhiều. GATO - Ghen ăn tức ở, một thói xấu khó bỏ của người Việt Ngày xưa, tôi từng nghe 1 vị thầy nói về nhóm học trò xuất sắc của mình như sau: Ở đây ai cũng là pha lê cả, đều óng ánh và đẹp long lanh, nhưng rất dễ vỡ và khó gắn kết. Cũng chỉ hữu dụng như những đồ trang trí mà thôi. Nhưng nếu mọi người chỉ là những nắm bùn thôi, sẽ dễ dàng gắn kết với nhau để tạo nên được sức mạnh có thể ngăn được lũ cuốn, có thể canh tác và sống vương giả, an lành trên đất đó, có thể bao bọc và che chở được muôn loài như lòng bao dung rộng lớn của đất mẹ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy, và luôn mong bản thân sẽ góp phần cùng mọi người làm được điều đó. Nhưng kết cục là thất bại, bởi họ cuối cùng cũng chỉ là phàm phu cần danh - lợi, nên vẫn chỉ là những bình pha lê rất đẹp nhưng ít hữu dụng mà thôi. Thậm chí, hại nhau hay giết nhau cũng chỉ vì danh lợi. Chính lòng tham và sự ích kỷ đã biến con người thành những kẻ sát nhân, đánh mất dần đi tình thương đối với đồng loại, đối với chúng sinh, sẵn sàng cướp đi mạng sống của kẻ yếu hơn mình. Thế nên, nhiều người thản nhiên và thậm chí còn cảm thấy thích thú khi chứng kiến sự đau đớn, giãy giụa và kêu la thảm thiết của những con vật bị giết để phục vụ cho những món khoái khẩu của mình. Họ đâu cần biết, chúng cũng muốn sống, cũng biết uất hận bởi đau đớn khổ sở, chúng cũng có linh thức như ta không khác. Và trong lúc đau đớn đến tột cùng đó, thịt chúng sinh đó chứa đầy độc tố, đầy sự oán thán muốn trả thù... Có câu “Họa tòng tại khẩu”, là vậy. Sen Tím |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét