Sau một kỳ nghỉ hè dài với lịch sinh hoạt bị đảo lộn, lũ trẻ sẽ không ham thích gì khi phải quay lại với lịch học kín mít, giờ giấc quy củ, vì vậy, các phụ huynh nên có những bước chuẩn bị "kín đáo" đưa dần con vào "quỹ đạo" để chúng có thể bước vào năm học mới mà không phụng phịu, mếu máo... Chỉ cần điều chỉnh tý chút giờ ăn, giờ chơi sao cho đừng quá đột ngột là mọi chuyện sẽ êm đẹp, dù gì thì con trẻ vẫn là những cành non dễ uốn.
1. Giờ đi ngủ Quá trình chuyển đổi chất ở trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng, vì thế rất cần có một lịch sinhhoạt với giờ đi ngủ thích hợp, đặc biệt là sau một kì nghỉ đầy sảng khoái khi chúng được làm nhiều điều mình thích, tuy nhiên, giờ giấc sinh hoạt lại có phần lộn xộn. Bác sĩ Sally Ibrahim , một chuyên gia về giấc ngủ tại Bệnh viện Cleveland Clinic đã khuyên rằng: “Nếu muốn con bạn có một giấc ngủ dễ dàng vào buổi tối, hãy đánh thức lũtrẻ dậy sớm hơn một chút. Điều đó khiến chúng dễ cảm thấy buồn ngủ hơn, và dần dần, khuyến khích hình thành thói quen sẵn sàng đi ngủ đúng giờ ở trẻ.” 2.Bữa sáng Trí não non nớt của trẻ con cần nạp nhiên liệu để có thể tập trung vào bài giảng trên lớp,vì thế các bậc cha mẹ nên điều chỉnh thời gian chuẩn bị bữa sáng cho con mình. Khi chuẩn bị bưãsáng đầu tiên trong ngày cho con, hãy nắm rõ hoạt động chúng sẽ tham gia để biết rằng liệu chúng có đủ dinh dưỡng và sức khỏe để "cầm cự" đến bữa ăn trưa tiếp theo. Bà Jennifer Willoughby, một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Cleveland Clinic dànhcho Trẻ em cho biết “Nếu trẻ ăn trưa sớm thì bạn sẽ không cần chuẩn bị quá nhiều đồ ănsáng, dù đương nhiên bữa sáng là không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn trưa muộn so vơímọi ngày, thì bạn càng cần phải để ý chuẩn bị một bữa sáng với nhiều chất xơ và proteinđể giúp con có đủ năng lượng cho mọi hoạt động.” 3. Ba lô Đây là vật dụng không thể thiếu được đối với học sinh khi đựng sách giáo khoa và vởviết, đặc biệt là với những trường học không có tủ cá nhân dành cho học sinh. Tuy nhiên,việc tham lam chất quá nhiều thứ vào ba lô có thể gây nguy hiểm. Các chuyên gia khuyênrằng sức nặng ba lô của trẻ nhỏ không nên vượt quá 10 đến 20% trọng lượng cơ thểchúng. Và trọng lượng của cả balô phải được phân bố đều, với hai quai đeo rộng bằngnhau. So với những quai đeo thông thường, một ba lô với quai đeo bản rộng sẽ không hằnlên vai trẻ, gây đau đớn, nếu ba lô quá nặng. 4. Giờ đi tắm Theo bệnh viện Cleveland Clinic, đau dạ dày và sự bồn chồn lo âu trong ngày đầu tiêncủa đầu năm học là cảm giác thường gặp ở trẻ nhỏ, và chúng thường gây ra căn bệnh táobón. Các bác sĩ khuyên bạn nên giúp cho con biết việc giơ tay xin cô giáo đi vệ sinh làđiều hoàn toàn bình thường, tránh "nhịn" nếu bị đau bụng. Những vấn đề như lo lắng vàcăng thẳng vì giáo viên mới, bài tập về nhà và việc thay đổi những mối quan hệ tình bạncũng có thể khiến con cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Do đó, hãy nói chuyện với con để biếtđược vấn đề chúng gặp phải và đưa bé đi khám bác sĩ nếu cơn đau vẫn tồn tại không dứt. Với người lớn, một chút điều chỉnh về giờ giấc, bữa ăn, lớp mới, bạn mới sẽ không phải là vấn đề quá lớn, nhưng với sự nhạy cảm đặc biệt của lũ trẻ, đó là cả một mối quan tâm lo lắng cần cha mẹ để ý, chăm sóc và động viên. Năm học mới đã cận kề, dù sự điều chỉnh lịch sinh hoạt của lũ trẻ đã bắt đầu hay chưa cũng phải từng chút một, bởi với con trẻ, vội cũng chẳng được. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét